+ 84 (0) 932 714 468  |   Agrivivietnam@gmail.com

Blog Post

FAO: Giá lương thực thế giới phục hồi trong tháng 7

FAO: Giá lương thực thế giới phục hồi trong tháng 7

FAO: Giá lương thực thế giới phục hồi trong tháng 7

FAO: Giá lương thực thế giới phục hồi trong tháng 7 – Chỉ số giá lương thực của FAO đạt trung bình 123,9 điểm trong tháng 7, tăng 1,3% so với tháng trước và trong khi giảm 11,8% so với mức tháng 7/2022.

Theo Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), giá lương thực thực phẩm toàn cầu tăng trong tháng 7 do ảnh hưởng của việc chấm dứt Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen và các hạn chế thương mại mới đối với gạo của Ấn Độ và UAE.

Chỉ số giá lương thực của FAO đạt trung bình 123,9 điểm trong tháng 7, tăng 1,3% so với tháng trước và trong khi giảm 11,8% so với mức tháng 7 năm 2022.

Sự gia tăng của tháng 7 này là nhờ chỉ số giá dầu thực vật tăng mạnh, với 12,1% so với tháng 6 sau bảy tháng giảm liên tiếp.

Giá dầu hướng dương phục hồi hơn 15%, chủ yếu là do các diễn biến mới không mấy tích cực về nguồn cung xuất khẩu sau khi Liên bang Nga quyết định chấm dứt thực hiện Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Giá thế giới đối với dầu cọ, đậu nành và hạt cải dầu tăng do lo ngại về triển vọng sản lượng tại các nước sản xuất hàng đầu.

Chỉ số giá ngũ cốc giảm 0,5% so với tháng 6, do giá các loại ngũ cốc thô giảm 4,8% do nguồn cung ngô tăng từ các vụ thu hoạch đang diễn ra ở Achentina và Braxin và sản lượng ngô có thể cao hơn dự đoán ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, giá lúa mì lại có xu thế tăng, với 1,6%, mức tăng hàng tháng đầu tiên trong 9 tháng qua, do tình hình bất ổn về xuất khẩu từ Ucraina cũng như điều kiện khô hạn kéo dài ở Bắc Mỹ.

Đáng chú ý, Chỉ số giá gạo tăng 2,8% trong tháng 7 và tăng 19,7% trong năm nay, chạm mức cao nhất kể từ tháng 9/2011

Do lệnh cấm xuất khẩu gạo non-parboiled Indica vào ngày 20/7 của Ấn Độ đã thúc đẩy kỳ vọng doanh số bán hàng cao hơn ở các nhà cung cấp khác, làm gia tăng áp lực lên giá trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm hơn và hoạt động mua sôi động tại châu Á.

FAO cảnh báo, áp lực này “làm tăng thêm mối quan ngại về an ninh lương thực đối với một bộ phận lớn dân số thế giới, đặc biệt là những người nghèo nhất và những người dành phần lớn thu nhập để mua lương thực”. Hơn nữa, các hạn chế xuất khẩu có thể gây bất lợi đối với sản xuất, tiêu dùng và giá cả kéo dài quá thời gian thực hiện và có nguy cơ làm trầm trọng thêm lạm phát lương thực trong nước ở nhiều quốc gia.

Chỉ số giá đường giảm 3,9% do vụ thu hoạch mía của Braxin tiến triển tốt và mưa cải thiện trên hầu hết các khu vực trồng mía ở Ấn Độ đã tác động đến giá đường thế giới, trong khi nhu cầu giảm từ Indonesia và Trung Quốc, những nước nhập khẩu đường lớn nhất thế giới. Những lo ngại dai dẳng về tác động tiềm ẩn của hiện tượng El Nino đối với cây mía, cùng với giá dầu thô cao hơn, đã làm giá đường không giảm sâu.

Chỉ số giá sữa giảm 0,4% trong tháng 7 và đứng ở mức thấp hơn 20,6% so với tháng 7/2022. Giá phô mai phục hồi nhẹ sau khi giảm mạnh gần đây do thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sữa ở châu Âu.

Chỉ số giá thịt giảm 0,3% so với tháng 6. Trong đó, giá thịt bò, thịt cừu và thịt gia cầm giảm do nguồn cung dồi dào và nhu cầu từ các nhà nhập khẩu hàng đầu thấp hơn. Ngược lại, giá thịt lợn tăng phản ánh nhu cầu cao theo mùa cùng với nguồn cung khan hiếm kéo dài từ Tây Âu và Hoa Kỳ.

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Related Posts