+ 84 (0) 932 714 468  |   Agrivivietnam@gmail.com

Blog Post

FAO dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu chạm mức cao kỷ lục

FAO dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu chạm mức cao kỷ lục

FAO dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu chạm mức cao kỷ lục

Theo Báo cáo tóm tắt về Cung cầu ngũ cốc mới nhất của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), sản lượng ngũ cốc thế giới được dự đoán sẽ đạt mức cao kỷ lục vào niên vụ 2023/24.

Trong báo cáo tháng 7/2023, FAO đã nâng dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2023 lên 2.819 triệu tấn, tăng 1,1% so với năm ngoái. Dự báo này hoàn toàn phản ánh triển vọng tốt hơn đối với sản lượng lúa mì toàn cầu, hiện đạt mức 783,3 triệu tấn và nhờ triển vọng cải thiện ở một số quốc gia như Canada, Kazakhstan và Türkiye. Tuy nhiên, sản lượng lúa mì toàn cầu vẫn thấp hơn 2,3% so với sản lượng của niên vụ trước.

So với năm ngoái, sản lượng ngũ cốc thô toàn cầu năm nay dự báo tăng 2,9% lên 1.512 triệu tấn. Tương tự, sản lượng gạo thế giới niên vụ 2023/24 dự báo tăng 1,2% lên 523,7 triệu tấn.

Tiêu thụ ngũ cốc trên thế giới trong niên vụ tới dự kiến sẽ tăng 0,9% lên mức 2.805 triệu tấn, dẫn đầu là tiêu thụ ngũ cốc thô sẽ tăng lên, đặc biệt là mặt hàng ngô làm thức ăn chăn nuôi.

Bên cạnh đó, FAO cũng nâng dự báo tồn kho ngũ cốc thế giới vào cuối niên vụ 2023/24 lên 878 triệu tấn, cao hơn khoảng 2,3% so với niên vụ trước. Ở mức này, tỷ lệ tiêu thụ – dự trữ ngũ cốc không thay đổi ở mức 30,6%, cho thấy triển vọng nguồn cung thoải mái trong niên vụ mới.

Dự báo mới nhất của FAO về thương mại ngũ cốc thế giới niên vụ 2023/24 cho thấy mức giảm 0,9% so với niên vụ 2022/23, với khối lượng thương mại lúa mì giảm từ mức cao kỷ lục.

Giá lương thực cao làm trầm trọng thêm an ninh lương thực ở các nước dễ bị tổn thương

Giá lương thực cao, suy thoái kinh tế, xung đột, hạn hán và nguy cơ El Niño sắp xảy ra ở một số khu vực đang làm trầm trọng thêm lo ngại về an ninh lương thực ở nhiều nơi trên thế giới. Theo báo cáo Triển vọng cây trồng và Tình hình lương thực mới nhất, ấn phẩm công bố hàng quý của Hệ thống thông tin toàn cầu và cảnh báo sớm (GIEWS) của FAO, tổng cộng có 45 quốc gia trên thế giới được đánh giá là cần hỗ trợ từ bên ngoài về lương thực.

Giá lương thực nội địa cao, một thước đo khác với Chỉ số giá lương thực FAO, là nguyên nhân gây ra tình trạng đói kém đáng lo ngại ở 45 quốc gia, 33 trong số đó nằm ở Châu Phi, 09 ở Châu Á và cả Haiti, Ucraina và Venezuela.

Theo báo cáo, mặc dù sản lượng ngũ cốc thế giới được dự báo tăng 1,1% vào năm 2023 so với năm ngoái, nhưng được dự đoán sẽ giảm trong nhóm 44 quốc gia thiếu lương thực có thu nhập thấp (LIFDC), đẩy nhu cầu nhập khẩu tăng cao./.

Related Posts